Chứng nhận ISO

  • Quản trị viên
  • 06-10-2018
  • Lượt xem:3.163

Chứng nhận ISO

ISO (International Organization for Standardization) là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Được thành lập vào năm 1947, hiện nay có trên 150 quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.

ISO (International Organization for Standardization) là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Được thành lập vào năm 1947, hiện nay có trên 150 quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn được đúc kết dựa trên các các kinh nghiệm quản lý tốt trên toàn thế giới. Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là đảm bảo các tổ chức áp dụng nó có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của khách hàng.
Nhiệm vụ của ISO: Thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.
1. Lợi ích khi áp dụng ISO
Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
Tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường
Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường
Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan; tăng cường sức khỏe nhân viên thúc đẩy nề nếp làm việc tốt
 Cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Tại sao nên chọn ISO Áp lực từ thị trường:
- Khách hàng của Doanh nghiệp yêu cầu,
- Cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu,
- Cải tiến hiệu quả hoạt động để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh,
- Xu thế hội nhập quốc tế.
Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông:
- Duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh thông qua duy trì và phát triển thị trường,
- Nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua nâng cao hiệu suất hoạt động.
Áp lực từ nhân viên:
- Nâng cao thu nhập nhờ vào sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp,
- Nâng cao năng lực cá nhân
3. Nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO-Hướng về phía quý khách hàng: Tổ chức phụ thuộc vào quý khách hàng, do đó tổ chức phải thấu hiểu được nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai của quý khách hàng, phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và nổ lực đáp ứng mọi nhu cầu mà quý khách hàng yêu cầu.
-Tính lãnh đạo: Người lãnh đạo thiết lập được sự thống nhất về mục đích và thiết lập hướng đi của tổ chức. Họ tạo ra và bắt đầu duy trì môi trường nội bộ, trong đó mọi người đều có thể huy động được đầy đủ để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đưa ra.
-Sự tham gia của mọi thành viên: Con người là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng. Do đó cần: Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi nhất. Xây dựng chính sách để động viên, chính sách khen thưởng kịp thời. Đào tạo và phát triển được nguồn nhân lực. Phát hiện và phát huy tính sáng tạo của mọi thành viên.
-Tiếp cận theo quá trình: Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả nhất khi các nguồn lực và những hoạt động liên quan được quản lý như một quá trình.
Tiếp cận theo hệ thống để quản lý: Việc xác định và nhận thức và quản lý những quá trình có quan hệ với nhau như một hệ thống, đóng góp vào rất hiệu quả, hiệu lực tốt của tổ chức để đạt được những mục tiêu.
-Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục là mục tiêu của tất cả các tổ chức. Để thực hiện cải tiến liên tục, cần thực hiện các bước sau: Xác định các quá trình cải tiến, Phân tích, Hoạch định giải pháp, Tổ chức thực hiện giải pháp, Đo lường kết quả thực hiện, Đánh giá kết quả.
-Quyết định dựa trên sự kiện: Thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời và có khả năng lượng hoá được sẽ phản ánh bản chất sự việc. Phân tích thông tin, dữ liệu khoa học giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng.
-Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp: Tổ chức và nhà cung cấp phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.
4. Năng lực chứng nhận ISO của FAO

  • ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng
  • ISO 22000:  Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường
  • ISO 50001: Hệ thống quản lý năng lượng