Chứng nhận hữu cơ (Organic)

  • Quản trị viên
  • 30-05-2020
  • Lượt xem:5.791

Chứng nhận hữu cơ (Organic)

Nông nghiệp hữu cơ được thực hiện từ năm 1920 đến năm 1940 bằng sáng kiến của một số người tiên phong đang cố gắng cải tiến canh tác truyền thống cùng với các phƣơng pháp đặc trƣng. Vào thời điểm đó, các phương pháp mới chỉ tập trung vào độ phì của đất, lấy mùn đất làm căn cứ và cân bằng sinh thái là trọng tâm trong phạm vi trang trại.

Trên thế giới khó có thể nói nông nghiệp hữu cơ được xuất hiện vào lúc nào, nhưng canh tác hữu cơ chính là cách lựa chọn được phát triển trước khi các nhà khoa học phát minh ra các hóa chất nông nghiệp tổng hợp. Nông nghiệp hữu cơ được thực hiện từ năm 1920 đến năm 1940 bằng sáng kiến của một số người tiên phong đang cố gắng cải tiến canh tác truyền thống cùng với các phƣơng pháp đặc trƣng. Vào thời điểm đó, các phương pháp mới chỉ tập trung vào độ phì của đất, lấy mùn đất làm căn cứ và cân bằng sinh thái là trọng tâm trong phạm vi trang trại.
Những năm 1950, việc áp dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, kết hợp với cơ giới hóa và sử dụng hóa chất trong nông nghiệp tƣơng đối phổ biến, lúc ấy ngƣời ta gọi là nền nông nghiệp "Cách mạng xanh”. Thời gian đó có một số nhà khoa học đã phản đối hƣớng phát triển mới này và họ đã đƣa ra phƣơng thức canh tác hữu cơ nhƣ làm phân ủ, cải tiến luân canh cây trồng hoặc trồng cây phân xanh..., chính vì vậy mà khoảng cách giữa canh tác hữu cơ và canh tác bằng hóa chất ngày càng lớn. Từ năm 1970 đến năm 1980, do tác động tiêu cực của “Cách mạng xanh” ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất và môi trường sinh thái ngày càng trở nên trầm trọng và rõ ràng, nên nhận thức của cả nông dân và ngƣời tiêu dùng về vấn đề “hữu cơ” cũng dần được tăng lên. Hệ thống canh tác tương tự như “Nông nghiệp vĩnh cửu” hoặc “Nông nghiệp có đầu vào từ bên ngoài thấp” đã không ngừng được mở rộng.
Năm 1990, canh tác hữu cơ trên thế giới tăng lên khá mạnh, do vậy số vụ bê bối về thực phẩm và thảm họa môi trƣờng đã giảm xuống, điều đó làm tăng nhận thức cho người tiêu dùng, cùng với các chính sách hỗ trợ của một số nƣớc phát triển tạo cơ hội để phát triển nông nghiệp hữu cơ ngày càng gia tăng. Thời gian này cũng xuất hiện hàng loạt cải tiến mới về kỹ thuật hữu cơ, đặc biệt là quản lý dịch sâu, bệnh hại theo hướng sinh học và phân bố hệ thống canh tác có hiệu quả hơn đã được phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Từ năm 2004 đến nay, canh tác hữu cơ đang hứa hẹn tốc độ tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
1. Khái niệm cơ bản về sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn của Liên đoàn các Phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đây là phương pháp trồng rau, quả… không được sử dụng hoá chất độc hại trong bảo vệ thực vật để trừ sâu, bệnh, cỏ dại, cũng như các loại phân hoá học, sản xuất chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên.
Theo IFOAM thì vai trò của nông nghiệp hữu cơ trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng đều nhằm mục đích duy trì sức khỏe hệ sinh thái và các sinh vật kể cả các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con ngƣời. Canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh khai thác quá mức gây ô nhiễm môi trƣờng trong tự nhiên, giảm thiểu sử dụng năng lượng và các nguồn không tái sinh để sản xuất ra lương thực mà không gây độc hại, có chất lượng cao, đồng thời đảm bảo, duy trì và làm tăng độ màu mỡ cho đất trong thời gian dài, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, làm đa dạng mùa vụ và các loại vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Những nguyên tắc cơ bản để sản xuất nông nghiệp hữu cơ

  • Hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải gắn liền với hệ sinh thái.
  • Nông dân canh tác theo nông nghiệp hữu cơ phải dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, tận dụng các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật vào canh tác thủ công và cơ giới để duy trì độ phì cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời có thể kiểm soát được các loại sâu, bệnh hại và cỏ dại.
  • Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là không sử dụng các hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu, phân vô cơ, các chất điều tiết sinh trưởng của cây trồng và các phụ gia trong thức ăn gia súc.
  • Hạn chế tối đa ô nhiễm và mất an toàn của cơ sở sản xuất, khu vực thu hái tự nhiên và môi trường xung quanh.
  • Đảm bảo chất lượng của sản phẩm hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
  • Mục đích đầu tiên của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của cộng đồng, độc lập về đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
  • Các tiêu chuẩn trong sản xuất hữu cơ được trình bày tóm tắt trong 24 tiêu chuẩn cơ bản như sau:
  • 1- Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong sản xuất rau an toàn TCVN 5942-1995);
  • 2- Khu vực sản xuất hữu cơ phải đƣợc cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính…;
  • 3- Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học;
  • 4- Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
  • 5- Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng;
  • 6- Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường thì không được sử dụng trong canh tác hữu cơ;
  • 7- Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ;
  • 8- Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật từ đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ;
  • 9- Không được sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thƣờng;
  • 10- Nếu ruộng gần kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các hóa chất từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét. Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi xâm nhiễm. Loại cây trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu việc lây nhiễm xảy ra qua đường nước thì phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nƣớc để tránh sự lây nhiễm do nước bẩn tràn qua;
  • 11- Các loại cây trồng hàng năm phải qua giai đoạn chuyển đổi 6 tháng nếu khu vực sản xuất được chứng nhận là “đủ điều kiện sản xuất an toàn” hoặc 12 tháng trong trường hợp không có chứng nhận an toàn. Sản phẩm trong thời kỳ chuyển đổi không được bán là hữu cơ;
  • 12- Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn một vòng đời từ khi kết thúc thu hoạch vụ trước cho đến khi ra hoa và thu vụ tiếp theo. Sản phẩm sau thời gian chuyển đổi có thể được bán như sản phẩm hữu cơ sau khi đã được cấp chứng nhận;
  • 13- Cấm sử dụng các vật từ đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen (GMOs);
  • 14- Nên sử dụng hạt giống và vật liệu trồng trọt hữu cơ, nếu không có thì có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thường, nhưng cấm không được xử lý bằng hóa chất trước khi gieo trồng. Không tìm được hạt giống chưa xử lý hóa chất thì rửa hạt giống bằng nước ấm để loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng;
  • 15- Cấm đốt cành cây, rơm rạ, cấm phá rừng và hủy hoại môi trường sinh thái;
  • 16- Cấm sử dụng phân người;
  • 17- Phân động vật lấy vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ;
  • 18- Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị;
  • 19- Các sản phẩm từ khí sinh học (biogas) gồm nước và chất lắng không được sử dụng trực tiếp mà phải đƣa vào ủ một thời gian trước khi đưa ra sử dụng;
  • 20- Nông dân phải có các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn xói mòn và hiện trạng nhiễm mặn đất;
  • 21- Một loại cây phân xanh cần được đưa vào cơ cấu luân canh cây trồng trong một năm;
  • 22- Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ phải mới hoặc được làm sạch. Tuyệt đối không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ;
  • 23- Hóa chất bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được sử dụng trong kho tàng trữ các sản phẩm hữu cơ;
  • 24- Chỉ phân bón, chất dưỡng đất và các đầu vào đƣợc liệt kê trong danh mục đã phê duyệt thì mới được sử dụng;

Năng lực chứng nhận hữu cơ của FAO

  • TCVN 11041: Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam.
  • USDA ORGANIC: Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ.
  • ACO - Australian Certified Organic: Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc.
  • EU ORGANIC:Chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Liên minh Châu Âu EU.
  • IFOAM: International Federation of Organic Agriculture Movements Certification - Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ
  • JAS (Japanese Agricultural Standard): Chứng nhận tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản
  • COR Canada Organic Regime: Chứng nhận thực phẩm hữu cơ Canada