Chứng nhận Vietgap

  • Quản trị viên
  • 06-10-2021
  • Lượt xem:6.737

Chứng nhận Vietgap

VietGAP là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất


1. Những lợi ích khi sản xuất theo VietGAP

  • Áp dụng VietGAP là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán, thói quen, hành vi sản xuất, tạo sản phẩm cho cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần làm cho xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.
  • Thông qua áp dụng ViệtGAP, việc kiểm soát trong các khâu của sản xuất được coi trọng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi được chứng nhận VietGAP, nông sản được sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, cộng đồng tiêu dùng, cơ quan quản lý… giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
  • Sản xuất theo VietGAP tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho công nghiệp chế biến, giúp các doanh nghiệp bảo đảm được chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Đồng thời các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu nguyên liệu; giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
  • Sản xuất theo VietGAP giúp người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Bên cạnh đó, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, góp phần giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có những dấu hiệu của sản phẩm VietGAP, đây là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.

2. Quy trình chứng nhận VietGAP
- Đăng ký chứng nhận.
Sau khi xem xét và hiểu rõ Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình và thủ tục chứng nhận, Tổ chức đăng ký chứng nhận gửi FAO bản "Đăng ký chứng nhận" được ký bởi đại diện có thẩm quyền.Trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo danh sách thành viên (thành viên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất) Tổ chức cũng cần gửi cho FAO bản đồ giải thửa, phân lô khu vực sản xuất, khu vực sơ chế, bảo quản, các kết quả thử nghiệm (nếu có)
- Xem xét đăng ký chứng nhận và Thiết lập chương trình đánh giá.
Trước khi tiến hành đánh giá, FAO tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận và thông tin hỗ trợ. Sau đó, dựa trên kết quả xem xét đăng ký chứng nhận, FAO sẽ thiết lập chương trình đánh giá cho Tổ chức xin chứng nhận.
- Chuẩn bị đánh giá.    
Dựa vào kết quả xem xét Đăng ký chứng nhận, FAO phải xác định yêu cầu năng lực của các cán bộ liên quan trong đoàn đánh giá và cán bộ thực hiện các quyết định chứng nhận. FAO phải đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ giao cho đoàn đánh giá được xác định rõ và truyền đạt tới Tổ chức chứng nhận.
- Đánh giá chứng nhận.
FAO tiến hành đánh giá chứng nhận tại dịa điểm của Tổ chức đăng ký chứng nhận.
- Kết luận đánh giá chứng nhận và Báo cáo đánh giá
Đoàn đánh giá phải cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho Ban kỹ thuật của FAO để kiểm tra xác nhận trước khi kiến nghị chứng nhận, bao gồm Báo cáo đánh giá, các kết quả thử nghiệm, nhận xét, xác nhận thông tin cung cấp cho FAO, kiến nghị cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận và các điều kiện hoặc lưu ý.
Trường hợp đoàn đánh giá có lấy mẫu thử nghiệm, đơn vị được đánh giá có trách nhiệm gửi cho FAO Kết quả thử nghiệm (bản chính) ngay sau khi nhận được từ phòng thử nghiệm được chỉ định.
Ban Kỹ thuật sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ đoàn chuyên gia đánh giá gửi về. Nếu tổ chức đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, ban Kỹ thuật sẽ làm các thủ tục kiến nghị chứng nhận tiếp theo. Giấy chứng nhận cấp cho Tổ chức có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày ký quyết định cấp giấy chứng nhận. Tổ chức được chứng nhận có trách nhiện tuân thủ các yêu cầu của các Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận.
- Hoạt động giám sát và duy trì chứng nhận.
Hoạt động giám sát được thực hiện ít nhất một lần một năm tại cơ sở của Tổ chức. Thời gian đánh giá giám sát lần một thông thường không được quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của đánh giá giai đoạn 2.
- Chứng nhận lại.
Hoạt động đánh giá chứng nhận lại được tiến hành nhằm đánh giá việc Tổ chức tiếp tục tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống quản lý liên quan.
- Đánh giá mở rộng.
Tổ chức đã được chứng nhận muốn mở rộng phạm vi chứng nhận phải gửi đăng ký chứng nhận mở rộng cho FAO. Khi nhận đăng ký, FAO phải xem xét và xác định hoạt động đánh giá cần thiết để quyết định mở rộng hoặc không mở phạm vi đã được chứng nhận.
- Đánh giá đột xuất.
Thủ tục của FAO phải đảm bảo cân nhắc tới khả năng tiến hành đánh giá đột xuất Tổ chức đã được chứng nhận để có thể điều tra các khiếu nại, đáp ứng đối với những thay đổi hoặc xem xét tiếp theo đối với những tổ chức đã bị đình chỉ.
3. Năng lực chứng nhận VietGAP của FAO
- VietGAP chăn nuôi:

  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò thịt
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi dê sữa
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi dê thịt
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ngan, vịt
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong mật

- VietGAP Trồng Trọt:

  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê

- VietGAP Thủy Sản:

  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho cá rô phi
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho tôm chân trắng
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho cá tra

 

Chúng tôi cung cấp dịch vụ chứng nhận VietGAP chăn nuôi trọn gói, chuyên nghiệp với chi phí hợp lý