FAO trao giấy chứng nhận VietGAP, cắm bảng nhận diện thương hiệu cho vải thiều Hải Dương xuất lô đi Singapore, Mỹ, Úc.

  • Quản trị viên
  • 30-05-2020
  • Lượt xem:1.259

FAO trao giấy chứng nhận VietGAP, cắm bảng nhận diện thương hiệu cho vải thiều Hải Dương xuất lô đi Singapore, Mỹ, Úc.

Vào ngày 25/5/2020, Tổ chức chứng nhận FAO đã tiến hành trao giấy chứng nhận VietGAP cho các tổ sản xuất trồng vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Hải Dương.

Sau các cuộc kiểm tra, thẩm định, đánh giá của Tổ chức chứng nhận FAO, đã có 17 cơ sở (1419 hộ gia đình) trồng vải thuộc các xã Thanh Sơn, Thanh Quang, Thanh Thủy, Thanh Khê, Thanh Xá thuộc huyện Thanh Hà với diện tích hơn 150 ha (tương đương hơn 1700 tấn vải/năm) đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận VietGAP

Tổ chức chứng nhận FAO trao giấy chứng nhận cho Tổ sản xuất 10 thuộc xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà

          Ngoài ra, Tổ chức chứng nhận FAO cũng tiến hành cắm bảng thương hiệu cho các tổ sản xuất vải thiều đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Thông qua bảng thương hiệu, bên cạnh các tổ sản xuất có thể quảng bá thương hiệu và tiêu chuẩn được chứng nhận, thương lái hay các tổ chức thu mua có thể truy xuất nguồn gốc vải thiều thông qua mã QR do Tổ chức chứng nhận FAO quản lý.

Biển bảng nhận diện thương hiệu do Tổ chức chứng nhận FAO cấp

          Thông qua việc áp dụng quy trình sản xuất theo bộ tiêu chuẩn VietGAP (TCVN 11892-1:2017), các hộ trồng vải đã đáp ứng 14 yêu cầu chung, trong đó 46 tiêu chí bắt buộc và 16 tiêu chí kiến nghị. Trong quy trình VietGAP, vùng trồng vải cũng được tiến hành lấy mẫu đất, nước, sản phẩm để kiểm soát chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Tổ chức chứng nhận FAO được đài truyền hình Quốc hội phỏng vấn về tiêu chuẩn VietGAP

          Đặc biệt, cuối giờ chiều ngày 25/5, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã cùng lãnh đạo tỉnh Hải Dương, đại diện các doanh nghiệp chính thức cắt băng, xuất khẩu lô vải thiều đi Mỹ đầu tiên trong năm 2020. Tổ chức chứng nhận FAO vinh dự được tham gia tiếp đoàn, cùng đoàn tham gia tham quan các vườn sản xuất vải thiều tại địa bàn xã Thanh Sơn thuộc huyện Thanh Hà

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trò chuyện cùng người trồng vải tại huyện Thanh Hà (Nguồn: nongnghiep.vn)

          Theo báo Nông nghiệp Việt Nam. Niên vụ 2020, bên cạnh tiêu thụ nội địa, Hải Dương đã đẩy mạnh tìm kiếm thị trường để xuất khẩu. Với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại của công nghệ 4.0, điều kiện yêu cầu sản phẩm vải thiều muốn được xuất khẩu càng ngày càng gắt gao, các hộ dân trồng vải thiều của tỉnh Hải Dương thuộc vùng trồng tập trung đã được đào tạo, tập huấn và thực hành sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP (Viet Gap, GlobalGAP). Các sản phẩm của vùng trồng được xuất khẩu sang Mỹ, Úc, v…v một phần cũng nhờ vào các tiêu chuẩn tiên tiến, điều này chứng tỏ việc sản phẩm được chứng nhận sản phẩm an toàn sẽ có cơ hội mở rộng thị trường hơn các sản phẩm thông thường, nhất là sau đại dịch Covid-19, trong tình trạng đất nước thiết lập trạng thái bình thường mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội