Tư Vấn Thực Hiện Chứng Nhận GLOBAL GAP - Tiêu Chuẩn Toàn Cầu Về Thực Hành Nông Nghiệp Tốt

  • Quản trị viên
  • 26-04-2022
  • Lượt xem:1.258

Tư Vấn Thực Hiện Chứng Nhận GLOBAL GAP - Tiêu Chuẩn Toàn Cầu Về Thực Hành Nông Nghiệp Tốt

Chứng nhận GLOBAL GAP là gì?

Chứng nhận GLOBAL GAP. là chứng nhận về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global Good Agricultural Practice ). Chứng nhận này sẽ được cấp cho các doanh nghiệp, các nhà nuôi trồng và cung cấp nông sản đáp ứng bộ tiêu chuẩn do tổ chức GLOBAL GAP ban hành.

GLOBAL GAP là một tổ chức toàn cầu với mục tiêu quan trọng: nông nghiệp an toàn, bền vững trên toàn thế giới. GLOBAL GAP đã đặt ra các tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu nhằm mục đích nhằm để tạo nên một nền nông nghiệp an toàn bền vững trên toàn thế giới. Hiện nay, tiêu chuẩn GLOBAL GAP xậy dựng quy trình chuẩn hóa cho hệ thống nông nghiệp ở 3 lĩnh vực:

  • Trồng trọt

  • Chăn nuôi

  • Thủy sản

Tổ chức Chứng nhận FAO tự hào là đơn vị tham gia tư vấn cho nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP

Lợi ích của chứng nhận GLOBAL GAP

Mở cửa sang các thị trường nước ngoài

Nếu như tiêu chuẩn VietGAP đã và đang được sử dụng trong thị trường trong nước, hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu đạt tiêu chuẩn GLOBAL GAP sẽ có định hướng xuất khẩu nông sản sang các nước trên thế giới bởi vì khả năng được chứng nhận rộng rãi của chứng nhận này. rất nhiều nước trên thế giới hiện nay đang yêu cầu các nông sản muốn xuất sang nước họ phải đạt được chứng nhận GLOBAL GAP như một sự khẳng định về chất lượng.

Nâng cao chất lượng gia tăng độ uy tín

Chứng nhận GLOBAL GAP cung cấp sự đảm bảo rằng thực phẩm đã được trồng bằng cách sử dụng các mức chất lượng và an toàn được công nhận. Nó cũng đảm bảo rằng nó đã được sản xuất bền vững theo cách tôn trọng sức khỏe, môi trường và phúc lợi và sự an toàn của người lao động và động vật.

Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng đối tác

Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng xuất khẩu và phát triển nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới, nhiều điều kiện thiên nhiên thích hơn và tỉ lệ ngành nông nghiệp vẫn cao hơn so với các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Tuy nhiên với sự phát triển không đồng đều, trình độ canh tác chưa cao và quy trình chưa rõ ràng, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đạt được yêu cầu cao của các khách hàng khó tính và các doanh nghiệp có nhu cầu phục vụ khách hàng cao cấp hoặc xuất khẩu. Vậy nên việc áp dụng tiêu chuẩn GLOBAL GAP sẽ giúp cho nông sản của bạn có giá trị cao hơn nhiều trong mắt người tiêu dùng và đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng cũng như đối tác khó tính.

Tư vấn thực hiện chứng nhận GLOBAL GAP tại Tổ chức Chứng nhận FAO

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tư vấn và cấp chứng nhận, đặc biệt FAO còn được chỉ định chứng nhận các tiêu chuẩn về nông nghiệp như VietGAP, Hữu cơ kèm theo các chứng nhận về hệ thống ISO, HACCP, GMP cho thấy sự chuyên nghiệp và uy tín của tổ chức FAO trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là tư vấn chứng nhận Global GAP

Các tiêu chí tư vấn chính 

Tiêu chuẩn GLOBAL GAP đưa ra các quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn giống, nước, đất, phân bón cho đến khi thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản. Vậy nên Tổ chức Chứng nhận FAO tự hào sẽ mang đến cho quý doanh nghiệp dịch vụ tư vấn tốt nhất với những chuyên gia hàng đầu trong ngành nông nghiệp qua 3 tiêu chí cụ thể như sau:

1.Tư vấn tiêu chí môi trường canh tác

Môi trường làm việc cần đảm bảo sạch sẽ, an toàn, không độc hại tạo điều kiện sống cho các sinh vật có lợi và đảm bảo sức khỏe của người lao động.

2. Tư vấn về tiêu chí an toàn thực phẩm

Đảm bảo rằng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch, chế biến và lưu trữ không còn các tác nhân gây mất an toàn thực phẩm (vật lý, hóa học, sinh học) trước khi đến tay người sử dụng.

3.Tư vấn về tiêu chí truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Đây là tiêu chí cho phép xác định được các vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Các tiêu chí mà tiêu chuẩn GLOBAL GAP nhắm tới

Các yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn của GLOBAL GAP nhắm tới các mục tiêu sau:

  • Độ an toàn, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm.

  • Thân thiện với môi trường (bao gồm sự đa dạng sinh học).

  • Điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn lao động của người sản xuất.

  • Cách thức nuôi dưỡng và điều kiện sinh sống của vật nuôi.

  • Các tiêu chuẩn về “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), “Quản lí dịch hại tổng hợp”. (IPM), “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP).

Tiêu chuẩn GLOBAL GAP yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ sản phẩm. Chẳng hạn như làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước, giống cây trồng, vật nuôi được chọn đều phải là giống sạch bệnh bởi nếu không an toàn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của sản phẩm, phân bón và thuốc BVTV cũng phải đảm bảo là thuốc phải nằm trong danh mục và ưu tiên sử dụng thuốc BVTV và phân bón có nguồn gốc hữu cơ để đảm bảo an toàn sức khỏe của người sử dụng.

Trọng tâm của tiêu chuẩn GLOBAL GAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Song song với đó cũng đề cập đến các vấn đề an toàn khác như an toàn, sức khỏe của người lao động, bảo vệ môi trường.